Thursday, April 25, 2013

Tranh nhau một số dịch vụ chữ ký số

Các dịch vụ này được ví quý như con dấu của mỗi doanh nghiệp, và thông tin hoàn toàn được bảo mật.

Tranh nhau số 1

Hiện nay các doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam đang gấp rút chiếm lĩnh thị trường chữ ký số (CA). Một thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn những khoản bội thu… Vì vậy, trong vòng một thời gian ngắn đã có đến 9 nhà cung cấp dịch vụ bao gồm FPT IS, VDC (VNPT), Công ty Công nghệ thẻ Nacencom, Bkav, Viettel, Công ty CP Công nghệ - Truyền thông CK, Công ty Newtel-ca, Công ty Safe CA và Công ty Vina.

Ngày 24.4, công ty hệ thống thông tin FPT (FPT IS) tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ bằng việc lần đầu tiên đưa ra thị trường dịch vụ điện tử trọn gói, trong đó gồm chữ ký số,khai thuế điện tử và khai hải quan điện tử. Sau gần 3 năm được cấp giấy phép chứng thực chữ ký số, theo FPT IS công bố đã có tới 80 nghìn khách hàng - ông Dương Dũng Triều - TGĐ FPT IS cho biết. 3 dịch vụ mới tích hợp sẽ giúp công ty này đẩy mạnh chiếm thêm thị phần còn lại đồng thời giữ chân người dùng hiện nay.

Tuy nhiên, bất ngờ nhất trong cuộc họp báo ông Trần Thế Hiển - TGĐ FPT IS FSE kiêm Giám đốc FPT-CA - đơn vị kinh doanh chữ ký số đã tuyên bố “họ là số 1” giống như như một số doanh nghiệp khác từng công bố. Giải đáp thắc mắc này ông Hiển đã đưa ra con số doanh thu FPT IS ở mảng chữ ký số là 33 tỉ đồng trong năm 2012, tăng 300%.

Tiếp đó là VDC của VNPT với 32 tỉ đồng, sau đó mới đến các nhà cung cấp khác… đó là con số doanh thu chứng minh họ là số 1.
Tranh nhau một số dịch vụ chữ ký số


Ngoài ra, vị trí số 1 còn phụ thuộc và số khách hàng đã tích hợp dịch vụ và đang sử dụng thường xuyên dịch vụ này vì người dùng còn phải mất một thời gian làm quen với dịch vụ mới.
Thị trường đến hồi quyết liệt

Mặc dù vậy ngôi vị quán quân rất có thể còn thay đổi bởi để bao phủ toàn thị trường chứng thực chữ ký số, khai thuế và hải quan điện tử... còn là một quãng đường dài.

Ông Hiển cho biết, nhu cầu sử dụng chữ ký số trong lĩnh vực thuế điện tử, hải quan điện tử, chứng khoán, ngân hàng điện tử... khi mỗi năm có tới 1,3 triệu tờ khai thuế, 18 triệu người cần sử dụng chữ ký số cho kê khai thuế thu nhập cá nhân, 37,7 triệu tài khoản ngân hàng…

Trong khi hiện nay doanh thu của mảng này so với doanh thu toàn tập đoàn như FPT (25.350 tỉ đồng năm 2012) có thể nói là chưa thấm vào đâu. Vì vậy đây là một mảnh đất còn rất rộng và rất mới đối với mỗi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số khai phá.

Song để có thêm được thị phần không phải dễ bởi giá dịch vụ của các doanh nghiệp không có nhiều sự chênh lệch rõ ràng. Kê khai thuế qua mạng, quyết toán thuế, khai hải quan điện tử, ký email, văn bản với độ dài khóa 1024bit có mức giá trung bình chưa đến 2,5 triệu đồng cho 3 năm sử dụng. Chưa kể các chương trình giảm giá, khuyến mại hoặc bổ sung dịch vụ… để tiếp cận người dùng một cách chặt chẽ sẽ được nhiều doanh nghiệp bung ra trong thời gian tới.

Tuy vậy, theo ông Bùi Quang Ngọc, Phó Chủ tịch HĐQT FPT, việc FPT cung cấp dịch vụ điện tử trọn gói là một trong những bước đi hiện thực hóa định hướng trên trở thành tập đoàn cung cấp dịch vụ thông minh. “Trong khi đó, chúng tôi có thế mạnh về phần mềm và sự am hiểu nghiệp vụ các ngành Thuế, Hải quan đã tích lũy suốt hơn 20 năm qua” - ông Ngọc nhấn mạnh về lợi thế của FPT trong dịch vụ chứng thực chữ ký số.