Friday, April 26, 2013

Hà Lan bị tin tặc tấn công, chữ ký số không thể sử dụng

Hệ thống chữ ký số quốc gia DigiD của Hà Lan không thể truy cập được kể từ ngày 23.4 do một cuộc tấn công mạng kiểu từ chối dịch vụ (DDoS), AFP dẫn thông cáo của Bộ Nội vụ Hà Lan ngày 24.4.

chu ky so
Hà Lan bị tin tặc tấn công

Người phát ngôn Frank Wassenaar của Bộ Nội vụ Hà Lan cho AFP biết có đến hơn 10 triệu trong số 17 triệu dân số Hà Lan dựa vào DigiD để thực hiện các thanh toán trên mạng.
Tuy nhiên, Bộ Nội vụ Hà Lan khẳng định tin tặc đã không đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng DigiD.
Theo AFP, DigiD là một hệ thống an toàn dành cho người dân Hà Lan thực hiện các gia
o dịch trên mạng mà không cần phải đến tận nơi để ký tên.
Người dân Hàn Lan dùng DigiD để đóng thuế, thanh toán hóa đơn…
Đơn vị an ninh mạng thuộc lực lượng cảnh sát Hà Lan đang tiến hành điều tra vụ tấn công mạng này, theo Bộ Nội vụ Hà Lan.
Một số ngân hàng và hãng hàng không KLM của Hà Lan cũng bị tấn công mạng kiểu DDoS trong những tuần gần đây, khiến các website và dịch vụ ngân hàng online bị tắt nghẽn trong nhiều ngày liền.

(Theo trang Chữ Ký Số)

Chữ ký số quản lý thuế: Đừng để nước đến chân mới nhảy

Cùng với tiến trình cải cách hiện đại hóa thuế thì chữ ký số quản lý thuế trở thành một nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp. Thế nhưng sau một thời gian triển khai, chữ ký số không được số đông doanh nghiệp đón nhận mặn mà. Đây thực sự là một rào cản trong hiện đại hóa thuế, thực hiện Luật Quản lý thuế. Và hơn thế là chậm đổi mới trong khi hiện đại hóa thuế ngày một quyết liệt.

   
Hiện toàn tỉnh Lạng Sơn có 1.432 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Các doanh nghiệp ở Lạng Sơn chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần lớn số doanh nghiệp này làm dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. Thực hiện Luật Quản lý thuế, hiện đại hóa thuế, các doanh nghiệp bắt buộc phải kê khai thuế điện tử, tiến tới kê khai thuế tự động.

Để đồng bộ, ngành thuế, kho bạc, ngân hàng, hải quan đã kết nối mạng quản lý thống nhất mã số thuế, trùng mã số hải quan. Điều đó sẽ rất thuận tiện cho các doanh nghiệp nộp thuế, quản lý xuất nhập khẩu. Với tiện ích ấy, doanh nghiệp có thể ở mọi nơi, mọi lúc nộp thuế, kê khai hải quan điện tử, đóng thuế qua ngân hàng. Và như vậy sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí doanh nghiệp, hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Theo ông Hứa Thanh Hà, Cục trưởng Cục Thuế Lạng Sơn, đây là mối lợi với người nộp thuế tới mức không gì lợi hơn được nữa.


Đừng để nước đến chân mới nhảy
Để hiện đại hóa, các doanh nghiệp bắt buộc phải có chữ ký số. Hiện nay toàn tỉnh có 5 đơn vị được cấp phép cung cấp, quản lý, bảo mật chữ ký số đã tham gia cung cấp. Ở giai đoạn đầu hầu hết các đơn vị này thực hiện miễn phí. Chỉ cần doanh nghiệp đủ tư cách pháp nhân, có máy tính nối mạng. Thế nhưng trong quá trình thực hiện các doanh nghiệp không mấy mặn mà với chữ ký số. Năm 2012, Lạng Sơn được Tổng Cục Thuế giao chỉ tiêu thực hiện 200 doanh nghiệp có chữ ký số.

Ở giai đoạn đầu triển khai, Công ty Mi Sa, Công ty FPT thực hiện đào tạo, hướng dẫn triển khai khá đồng bộ. Chật vật mãi mới có 60 doanh nghiệp tham gia mở chữ ký số.  Theo ông Trần Đăng Định, kỹ thuật viên Công ty Mi Sa, phần lớn các doanh nghiệp ngại động chạm đến công nghệ thông tin. Trong khi họ vẫn có thể khai thủ công được nên cứ theo nếp cũ. Thứ nữa doanh nghiệp ngại đầu tư công nghệ, ngại kê khai các thủ tục mà họ chưa làm bao giờ chứ hoàn toàn không phải lý do tài chính.

Bởi tài chính cho chữ ký số rất nhỏ, thậm chí miễn phí ở giai đoạn đầu. Hiểu đơn giản chữ ký số là chữ ký của người đại diện được số hóa và xác nhận, đảm bảo trên Internet. Như vậy không có gì phức tạp. Trong năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013, Lạng Sơn có gần 2.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua địa bàn. 70% số doanh nghiệp đó đã kê khai thuế điện tử, khai hải quan từ xa, không ít doanh nghiệp đã khai hải quan tự động, kê khai thuế qua mạng.

Ông Lê Đình Tường, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Công ty Hà Tường Hà Nội khẳng định, kê khai thuế sử dụng chữ ký số, khai báo điện tử là một tất yếu khách quan trong tiến trình hiện đại hóa thuế và doanh nghiệp. Vì vậy anh không làm trước cũng phải làm sau. Và càng làm nhanh càng có lợi trong quản lý thuế, được hưởng các chính sách ưu tiên. Nói một cách hình ảnh, mọi người đi bằng phương tiện hiện đại, còn anh mãi vẫn đi bộ thì sẽ chậm thôi.
   

Để hiện đại hóa thuế, chữ ký số trong quản lý thuế là một tất yếu khách quan. Luật Quản lý thuế quy định bắt buộc doanh nghiệp phải dùng chữ ký số, kê khai nộp thuế qua mạng chậm nhất từ ngày 1/7/2013. Thế nhưng hiện doanh nghiệp Lạng Sơn đăng ký chữ ký số còn quá ít. Con số 60/1.432 doanh nghiệp đã phản ánh điều đó. Nhưng thời gian không còn bao xa, nếu không chủ động thì chắc chắn nhiều doanh nghiệp sẽ bị chậm chân, trong khi làn sóng hiện đại hóa đang dâng trào.

Giao dịch điện tử về thuế: Rào cản từ chữ ký số

Tính đến cuối tháng 3-2013, tại TP.HCM đã có trên 103.000 DN thực hiện kê khai thuế qua mạng (KKTQM), đạt khoảng 75% trên tổng số DN đang hoạt động trên địa bàn và vượt chỉ tiêu do Tổng cục Thuế giao và là địa phương dẫn đầu cả nước về việc vận động người nộp thuế (NNT) thực hiện KKTQM.

Tuy nhiên, Cục Thuế TP.HCM cho biết, việc thực hiện KKTQM và tiến tới giao dịch điện tử của ngành Thuế trong thời gian tới sẽ còn không ít khó khăn.
Theo đánh giá của Cục Thuế TP.HCM, sau 3 năm tổ chức hoạt động KKTQM đã đạt được những kết quả nhất định với khoảng 40% DN trên cả nước thực hiện. Đặc biệt, có những địa phương như TP.HCM, tỉ lệ DN thực hiện đã đạt trên 70% trên tổng số DN đang hoạt động. Nhiều ý kiến cho rằng, việc KKTQM đã thành xu thế và được cộng đồng DN tích cực hưởng ứng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc vận động DN KKTQM trong thời gian qua hết sức khó khăn, vất vả. Thậm chí để đạt chỉ tiêu về KKTQM, nhiều cơ quan Thuế địa phương và cán bộ thuế đã phải “ép” DN KKTQM nhưng vẫn không vận động được người nộp thuế.

Lí giải về nguyên nhân của tình trạng này, ông Dương Thế Quang, Giám đốc Trung tâm Tích hợp và lưu trữ thông tin NNT Cục Thuế TP.HCM cho rằng, các quy định về điều kiện giao dịch điện tử với cơ quan Thuế đang hạn chế dịch vụ điện tử của ngành Thuế đến với DN và người dân. Quy định giao dịch điện tử về thuế phải sử dụng chữ ký số công cộng là rào cản lớn nhất của việc vận động NNT đăng kí và KKTQM. Cụ thể, với việc sử dụng chữ kí số, trung bình, NNT sẽ phải tốn khoảng 80.000 đồng khi đi nộp hồ sơ cho mỗi kì khai thuế. Đây là khoản phí không đáng kể đối với các DN lớn nhưng đối với các DN nhỏ và siêu nhỏ đang chiếm tỷ trọng lớn hiện nay thì đây là khoản chi phí cần phải cân nhắc, nhất là trong điều kiện khó khăn như hiện nay.

Bên cạnh đó, quy định phải sử dụng chữ ký số khi giao dịch với cơ quan Thuế còn ngăn cản việc đăng ký thuế điện tử đối với những NNT là cá nhân muốn đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan Thuế. Hiện nay, mặc dù chữ ký số đã được ứng dụng cho thiết bị di động cầm tay của cá nhân, nhưng tại Việt Nam môi trường ứng dụng chưa rộng, nhu cầu chưa cao, người dùng phải trả chi phí trước và trên thực tế số lượng cá nhân đã có chữ ký số là không đáng kể. Ngoài ra, việc phải sử dụng chữ ký số khi giao dịch điện tử với cơ quan Thuế cũng sẽ hạn chế việc các đơn vị chi trả thu nhập đăng ký mã số thuế cá nhân hộ cho người lao động qua mạng tại địa chỉ tncnonline.com hiện đang triển khai có hiệu quả. Số liệu của Tổng cục Thuế cho thấy, mới chỉ có chưa đến 40% đơn vị chi trả thu nhập đã có chữ ký số. Như vậy, những đơn vị chi trả thu nhập chưa có chữ ký số đã thực hiện đăng ký mã số thuế cá nhân và nộp báo cáo quyết toán thuế Thu nhập cá nhân trên mạng tncnonline.com trong thời gian vừa qua là không đúng quy định của pháp luật.
Giao dịch điện tử về thuế rào cản lớn chữ ký số


Từ những phân tích trên, ông Dương Thế Quang cho rằng, những quy định của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc người nộp thuế phải có chữ ký số công cộng khi khai thuế, đăng ký thuế điện tử là không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại. Quy định này đã trở thành rào cản, gây khó khăn cho việc vận động KKTQM trong thời gian qua và nó sẽ tiếp tục ngăn cản việc đăng ký và khai thuế điện tử trong thời gian tới. Do vậy, trong giao dịch điện tử với cơ quan Thuế, việc xác định chữ ký số được áp dụng cho những thủ tục nào cần phải có lộ trình để thực hiện từng bước cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể…

Thursday, April 25, 2013

Chứng thực chữ ký số VNPT-CA nhận giải Sao Khuê 2013

Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng VNPT-CA vừa được Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) trao tặng Giải thưởng Sao Khuê năm 2013.
Giải thưởng Sao Khuê 2013 được chuyển từ hình thức “bình chọn, trao tặng” sang “đánh giá, công nhận” các sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, dịch vụ Công nghệ thông tin (CNTT). Buổi lễ kỷ niệm 10 năm triển khai chương trình giải thưởng và danh hiệu Sao Khuê và công bố trao danh hiệu Sao Khuê 2013 cho 66 sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu đã diễn ra tối qua (21/4).

Từ năm 2009, Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC - thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ưu điểm nổi bật chữ ký số: thay thế chữ ký tay, dấu công ty, sẵn sàng, nhanh chóng để ký bảo mật file tài liệu, ký bảo mật Email và xác thực các giao dịch o­nline. Tính đến nay, VNPT-CA đã có gần 60.000 khách hàng, dẫn đầu trong các nhà cung cấp dịch vụ với hơn 25% thị phần.
Chứng thực chữ ký số VNPT-CA nhận giải Sao Khuê 2013


Hiện tại, VNPT/VDC đang tiến hành nghiên cứu khả năng sử dụng Sof token cho phép người dùng cuối sử dụng chứng thư số của mình một cách dễ dàng và an toàn ngay trên mobile mà không phải mua thêm (hoặc đổi) bất kỳ một phần cứng nào.

Với sự thuận tiện của soft token, các rào cản cố hữu của Mobile PKInhư đòi hỏi một Sim PKI đặc biệt và phụ thuộc vào nhà mạng (giải pháp sử dụng Sim PKI), đòi hỏi điện thoại phải có khe cắm thẻ riêng cho thẻ PKI ngoài khe cắm thẻ nhớ thường (giải pháp dùng thẻ nhớ PKI)... được gỡ bỏ.

Người dùng có thể hoàn toàn sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện những tác vụ vốn cần đến PC như ký tệp tin docx, xlsx, pdf, khai thuế trực tuyến, ký hóa đơn điện tử trong các giao dịch thương mại, ký các giao dịch ngân hàng, và nhiều tiện ích ứng dụng PKI khác.

Theo VnMedia

Từ mã số định danh đến chữ ký số

Trong khi mã số định danh vẫn là câu chuyện được bàn thảo và cần một lộ trình dài hơi để triển khai thì chữ ký số đang nổi lên như một giải pháp tiện ích giúp điện tử hóa không chỉ dịch vụ công như thuế, hải quan… mà còn cho các ngành thương mại thông qua việc xác định chính xác danh tính người dùng.

Xây dựng mã số định danh cần kiên trì và khoa học, đây là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ tháng 3. Mã số định danh được xây dựng không chỉ nhằm quản lý dân cư, mà còn để người dân sử dụng trong nhiều hoạt động khác nhau của đời sống, như áp dụng cho các dịch vụ công của nhà nước, giao dịch với ngân hàng… sẽ giảm thiểu đáng kể chi phí quản lý xã hội chung cho đất nước. Nhìn sang các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, mã số công dân đã được những nước này phát triển từ lâu và đem lại nhiều hiệu quả cao trong thực tiễn: mở tài khoản ngân hàng, đăng ký sử dụng dịch vụ công, khám chữa bệnh... Tuy vậy, có thể thấy, tại Việt Nam, kế hoạch để mỗi cá nhân sở hữu một mã số định danh riêng sẽ tiếp tục còn là câu chuyện dài.

Mã số định danh còn khá xa nên hiện chữ ký số đang “lên ngôi”. Xét về mặt chức năng, chữ ký số có khá nhiều nét tương đồng với mã số định danh. Cụ thể, chữ ký số được dùng để thay thế cho chữ ký tay (trên giấy) trong môi trường số hóa. Nói cách khác, chữ ký số chính là công cụ được tạo ra để xác nhận danh tính của chủ nhân chữ ký, đồng thời vẫn đảm bảo mức độ an toàn cao về pháp lý. Chính sự ra đời của chữ ký số đã bắt đầu mở ra xu hướng số hóa cho các dịch vụ công như thuế hay hải quan tại nước ta… Chỉ riêng trong dịch vụ khai thuế điện tử, số lượng doanh nghiệp sử dụng đã lên tới con số gần 220.000. Còn trong lĩnh vực hải quan, đã có 28.948 doanh nghiệp tham gia, chiếm 92,88% số doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu trên cả nước. Bên cạnh dịch vụ điện tử công, chứng khoán - ngân hàng điện tử là những “mảnh đất” màu mỡ khác dành cho chữ ký số.

Bản thân các doanh nghiệp cũng ngày càng nhận thấy những lợi ích to lớn mà chữ ký số nói riêng hay những dịch vụ ứng dụng chữ ký số nói chung có thể mang lại, như tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại… Bà Nguyễn Thị Nga, Kế toán trưởng Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trung Dũng, đơn vị đang ứng dụng chứng thực chữ ký số cho biết: “Sử dụng chữ ký số để nộp hồ sơ khai thuế qua mạng không bị giới hạn về không gian và thời gian. Như khi giám đốc đi công tác xa, tôi vẫn có thể trình xin chữ ký của giám đốc mà không mất khoảng thời gian chờ đợi. Ngoài ra, tôi có thể nộp tờ khai thuế 24/24 trong ngày, 7 ngày/tuần và ở bất cứ nơi đâu có kết nối Internet”.

Hiện một số nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số lớn tại Việt Nam có thể kể đến như VNPT, BKIS, Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS), Viettel và Nacencom. Mặc dù vậy, cả 5 nhà cung cấp dịch vụ trên mới chỉ chiếm khoảng 1/5 thị trường. Trong đó, FPT IS đang là công ty dẫn đầu thị trường khi sở hữu trên 80.000 khách hàng sử dụng dịch vụ… nên thị trường chữ ký số còn rất nhiều hứa hẹn.

Tranh nhau một số dịch vụ chữ ký số

Các dịch vụ này được ví quý như con dấu của mỗi doanh nghiệp, và thông tin hoàn toàn được bảo mật.

Tranh nhau số 1

Hiện nay các doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam đang gấp rút chiếm lĩnh thị trường chữ ký số (CA). Một thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn những khoản bội thu… Vì vậy, trong vòng một thời gian ngắn đã có đến 9 nhà cung cấp dịch vụ bao gồm FPT IS, VDC (VNPT), Công ty Công nghệ thẻ Nacencom, Bkav, Viettel, Công ty CP Công nghệ - Truyền thông CK, Công ty Newtel-ca, Công ty Safe CA và Công ty Vina.

Ngày 24.4, công ty hệ thống thông tin FPT (FPT IS) tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ bằng việc lần đầu tiên đưa ra thị trường dịch vụ điện tử trọn gói, trong đó gồm chữ ký số,khai thuế điện tử và khai hải quan điện tử. Sau gần 3 năm được cấp giấy phép chứng thực chữ ký số, theo FPT IS công bố đã có tới 80 nghìn khách hàng - ông Dương Dũng Triều - TGĐ FPT IS cho biết. 3 dịch vụ mới tích hợp sẽ giúp công ty này đẩy mạnh chiếm thêm thị phần còn lại đồng thời giữ chân người dùng hiện nay.

Tuy nhiên, bất ngờ nhất trong cuộc họp báo ông Trần Thế Hiển - TGĐ FPT IS FSE kiêm Giám đốc FPT-CA - đơn vị kinh doanh chữ ký số đã tuyên bố “họ là số 1” giống như như một số doanh nghiệp khác từng công bố. Giải đáp thắc mắc này ông Hiển đã đưa ra con số doanh thu FPT IS ở mảng chữ ký số là 33 tỉ đồng trong năm 2012, tăng 300%.

Tiếp đó là VDC của VNPT với 32 tỉ đồng, sau đó mới đến các nhà cung cấp khác… đó là con số doanh thu chứng minh họ là số 1.
Tranh nhau một số dịch vụ chữ ký số


Ngoài ra, vị trí số 1 còn phụ thuộc và số khách hàng đã tích hợp dịch vụ và đang sử dụng thường xuyên dịch vụ này vì người dùng còn phải mất một thời gian làm quen với dịch vụ mới.
Thị trường đến hồi quyết liệt

Mặc dù vậy ngôi vị quán quân rất có thể còn thay đổi bởi để bao phủ toàn thị trường chứng thực chữ ký số, khai thuế và hải quan điện tử... còn là một quãng đường dài.

Ông Hiển cho biết, nhu cầu sử dụng chữ ký số trong lĩnh vực thuế điện tử, hải quan điện tử, chứng khoán, ngân hàng điện tử... khi mỗi năm có tới 1,3 triệu tờ khai thuế, 18 triệu người cần sử dụng chữ ký số cho kê khai thuế thu nhập cá nhân, 37,7 triệu tài khoản ngân hàng…

Trong khi hiện nay doanh thu của mảng này so với doanh thu toàn tập đoàn như FPT (25.350 tỉ đồng năm 2012) có thể nói là chưa thấm vào đâu. Vì vậy đây là một mảnh đất còn rất rộng và rất mới đối với mỗi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số khai phá.

Song để có thêm được thị phần không phải dễ bởi giá dịch vụ của các doanh nghiệp không có nhiều sự chênh lệch rõ ràng. Kê khai thuế qua mạng, quyết toán thuế, khai hải quan điện tử, ký email, văn bản với độ dài khóa 1024bit có mức giá trung bình chưa đến 2,5 triệu đồng cho 3 năm sử dụng. Chưa kể các chương trình giảm giá, khuyến mại hoặc bổ sung dịch vụ… để tiếp cận người dùng một cách chặt chẽ sẽ được nhiều doanh nghiệp bung ra trong thời gian tới.

Tuy vậy, theo ông Bùi Quang Ngọc, Phó Chủ tịch HĐQT FPT, việc FPT cung cấp dịch vụ điện tử trọn gói là một trong những bước đi hiện thực hóa định hướng trên trở thành tập đoàn cung cấp dịch vụ thông minh. “Trong khi đó, chúng tôi có thế mạnh về phần mềm và sự am hiểu nghiệp vụ các ngành Thuế, Hải quan đã tích lũy suốt hơn 20 năm qua” - ông Ngọc nhấn mạnh về lợi thế của FPT trong dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Monday, April 22, 2013

Chữ ký số sẽ được quản lý chặt giai đoạn đầu

Với chức năng xác thực danh tính cá nhân, tổ chức, cơ quan trên Internet, chữ ký số đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử và chính phủ điện tử. VnExpress đã trao đổi với bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó vụ trưởng Vụ Viễn thông Bộ Bưu chính viễn thông, về vấn đề này.
- Là Tổ trưởng Tổ Biên tập Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và chứng thực chữ ký số, xin bà cho biết tầm quan trọng của vấn đề này?

- Điều đầu tiên cần phân biệt rõ ràng 2 khái niệm chữ ký điện tử và chữ ký số. Trên môi trường mạng, bất cứ dạng thông tin nào được sử dụng để nhận biết một con người đều được coi là chữ ký điện tử. Ví dụ 1 đoạn âm thanh hoặc hình ảnh được chèn vào cuối e-mail, đó cũng là chữ ký điện tử.
Chữ ký số sẽ được quản lý chặt

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử, an toàn nhất và cũng được sử dụng rộng rãi nhất. Chữ ký này hình thành dựa trên kỹ thuật mã khoá công khai (PKI), theo đó mỗi người sử dụng cần có một cặp khóa bao gồm khóa bí mật và công khai. Người chủ chữ ký sử dụng khoá bí mật để tạo chữ ký số (trên cơ sở kết hợp với nội dung thông điệp dữ liệu), ghép nó với thông điệp dữ liệu và gửi đi. Người nhận dùng mã công khai giải mã chữ ký số để biết được người đó là ai. Tất cả quy trình ký và giải mã chữ ký số đều được thực hiện bằng phần mềm.

Điểm quan trọng là các cặp khóa trên do những nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (Certification Aithority - CA) cấp (hoặc xác minh là đủ điều kiện an toàn) sau khi đã kiểm tra, xác minh chủ của nó (cá nhân, tổ chức) là có thực. Đồng thời, nhà cung cấp dịch vụ cũng giao cho cá nhân, tổ chức đó một chứng thư số - tương đương như chứng minh thư nhân dân hay giấy xác nhận sự tồn tại của cơ quan, tổ chức trên môi trường mạng. Chứng thư đó có chứa khóa công khai của tổ chức, cá nhân và được duy trì tin cậy trên cơ sở dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực, do vậy người nhận có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu đó để xác minh xem đúng là có người đó hay không.

- Việc ứng dụng chữ ký số tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Ở Việt Nam, một số đơn vị trong ngành kho bạc, ngân hàng, thương mại đã ứng dụng thử nghiệm chữ ký số trong các giao dịch nội bộ. Trên thực tế, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn xây dựng hành lang pháp lý và mô hình tổ chức để triển khai chính thức công cộng.

Trong Luật Giao dịch điện tử có điều chỉnh chung về chữ ký điện tử. Tuy nhiên, trong các loại chữ ký điện tử chỉ có chữ ký số đang được sử dụng phổ biến trên thế giới cùng với những luật quy định chi tiết. Vì vậy Nghị định nói trên chỉ quy định chi tiết về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Cũng cần nói thêm việc xây dựng văn bản pháp luật cho chữ ký số hoàn khác biệt so với những văn bản khác vì nó đi trước hiện thực cuộc sống, điều chỉnh những quan hệ dự tính sẽ xảy ra. Vì vậy, cơ sở để xây dựng chủ yếu là học tập kinh nghiệm từ những nước đã xây dựng thành công hệ thống chữ ký số như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hungary… kết hợp với kinh nghiệm của những đơn vị đã thử nghiệm tại Việt Nam.

- Tinh thần chung của quản lý nhà nước đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số là gì?

- Chứng thực chữ ký số là một dịch vụ mới (chưa có ở Việt Nam), mang tính pháp lý cao, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi kinh tế và chính trị của những người tham gia giao dịch trên mạng. Chúng ta chưa thể hình dung hết được tác động của dịch vụ này đến xã hội như thế nào trong trường hợp có sai sót. Các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Singapore... đều có những quy định rất chặt chẽ về điều kiện cung cấp dịch vụ bao gồm kỹ thuật, tài chính, nhân sự, đảm bảo an toàn an ninh và nhiều quy định khác, và định kỳ kiểm tra sự tuân thủ các điều kiện đó. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng dịch vụ, học tập kinh nghiệm các nước, Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và chứng thực chữ ký số đã được dự thảo theo nguyên tắc trong giai đoạn đầu quản lý chặt chẽ trên cơ sở vẫn đảm bảo có cạnh tranh. Sau một thời gian sẽ xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

- Vấn đề con dấu của cơ quan, tổ chức sẽ được giải quyết thế nào trong môi trường mạng?

- Dự thảo này đã soạn theo phương án chữ ký số của người có thẩm quyền của một cơ quan tổ chức thì có giá trị tương đương chữ ký tay của người đó đã được đóng bởi con dấu của đơn vị. Như vậy, mỗi thông điệp dù là của cơ quan tổ chức hay không đều chỉ cần ký một lần là đủ. Thực tế, nếu chúng ta áp dụng đúng mô hình truyền thống gồm một lần ký và một lần đóng dấu sẽ có nhiều bất cập. Chữ ký tay của người có thẩm quyền do con người tự tạo ra, có thể thay đổi hoặc bị làm giả, nên mới cần một con dấu do Bộ Công an cấp để xác thực chữ ký đó. Chữ ký số không phải do người ký tự tạo ra và rất khó làm giả, nên việc đóng thêm con dấu là thừa, mất đi tính nhanh gọn của môi trường trực tuyến. Đó là chưa kể đến những phức tạp trong việc bảo quản và giữ chữ ký số của cơ quan như thế nào.

Vấn đề còn tiếp tục được thảo luận là ai sẽ cấp chữ ký số tương đương con dấu cho tổ chức. Giải pháp đề nghị là Thủ tướng và Bộ Công an sẽ thành lập một cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hoặc chỉ định một đơn vị đang hoạt động để chuyên cung cấp loại chữ ký số này.

- Dự kiến khi nào Nghị định này sẽ được đưa vào cuộc sống, thưa bà?

- Ngày 25/8, Bộ Bưu chính viễn thông sẽ tổ chức hội nghị để tiếp tục thảo luận lấy ý kiến xây dựng từ các chuyên gia, cơ quan bộ ngành liên quan. Nếu làm việc tích cực, cuối tháng 9 có thể hoàn tất để trình Chính phủ nghiệm thu và phê duyệt.

Nội dung Dự thảo lần 8 của Nghị định cũng đã được đưa lên website của Bộ để người dân có thể tham khảo rộng rãi. Ý kiến đóng góp xin gửi về văn phòng Bộ hoặc qua e-mail tại địa chỉ tt_tt@mpt.gov.vn.

(Theo trang chữ ký số)

Chữ ký số sẽ được quản lý kĩ càng giai đoạn đầu

Với chức năng xác thực danh tính cá nhân, tổ chức, cơ quan trên Internet, chữ ký số đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử và chính phủ điện tử. VnExpress đã trao đổi với bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó vụ trưởng Vụ Viễn thông Bộ Bưu chính viễn thông, về vấn đề này.
- Là Tổ trưởng Tổ Biên tập Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và chứng thực chữ ký số, xin bà cho biết tầm quan trọng của vấn đề này?

- Điều đầu tiên cần phân biệt rõ ràng 2 khái niệm chữ ký điện tử và chữ ký số. Trên môi trường mạng, bất cứ dạng thông tin nào được sử dụng để nhận biết một con người đều được coi là chữ ký điện tử. Ví dụ 1 đoạn âm thanh hoặc hình ảnh được chèn vào cuối e-mail, đó cũng là chữ ký điện tử.
Chữ ký số sẽ được quản lý chặt

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử, an toàn nhất và cũng được sử dụng rộng rãi nhất. Chữ ký này hình thành dựa trên kỹ thuật mã khoá công khai (PKI), theo đó mỗi người sử dụng cần có một cặp khóa bao gồm khóa bí mật và công khai. Người chủ chữ ký sử dụng khoá bí mật để tạo chữ ký số (trên cơ sở kết hợp với nội dung thông điệp dữ liệu), ghép nó với thông điệp dữ liệu và gửi đi. Người nhận dùng mã công khai giải mã chữ ký số để biết được người đó là ai. Tất cả quy trình ký và giải mã chữ ký số đều được thực hiện bằng phần mềm.

Điểm quan trọng là các cặp khóa trên do những nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (Certification Aithority - CA) cấp (hoặc xác minh là đủ điều kiện an toàn) sau khi đã kiểm tra, xác minh chủ của nó (cá nhân, tổ chức) là có thực. Đồng thời, nhà cung cấp dịch vụ cũng giao cho cá nhân, tổ chức đó một chứng thư số - tương đương như chứng minh thư nhân dân hay giấy xác nhận sự tồn tại của cơ quan, tổ chức trên môi trường mạng. Chứng thư đó có chứa khóa công khai của tổ chức, cá nhân và được duy trì tin cậy trên cơ sở dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực, do vậy người nhận có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu đó để xác minh xem đúng là có người đó hay không.

- Việc ứng dụng chữ ký số tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Ở Việt Nam, một số đơn vị trong ngành kho bạc, ngân hàng, thương mại đã ứng dụng thử nghiệm chữ ký số trong các giao dịch nội bộ. Trên thực tế, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn xây dựng hành lang pháp lý và mô hình tổ chức để triển khai chính thức công cộng.

Trong Luật Giao dịch điện tử có điều chỉnh chung về chữ ký điện tử. Tuy nhiên, trong các loại chữ ký điện tử chỉ có chữ ký số đang được sử dụng phổ biến trên thế giới cùng với những luật quy định chi tiết. Vì vậy Nghị định nói trên chỉ quy định chi tiết về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Cũng cần nói thêm việc xây dựng văn bản pháp luật cho chữ ký số hoàn khác biệt so với những văn bản khác vì nó đi trước hiện thực cuộc sống, điều chỉnh những quan hệ dự tính sẽ xảy ra. Vì vậy, cơ sở để xây dựng chủ yếu là học tập kinh nghiệm từ những nước đã xây dựng thành công hệ thống chữ ký số như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hungary… kết hợp với kinh nghiệm của những đơn vị đã thử nghiệm tại Việt Nam.

- Tinh thần chung của quản lý nhà nước đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số là gì?

- Chứng thực chữ ký số là một dịch vụ mới (chưa có ở Việt Nam), mang tính pháp lý cao, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi kinh tế và chính trị của những người tham gia giao dịch trên mạng. Chúng ta chưa thể hình dung hết được tác động của dịch vụ này đến xã hội như thế nào trong trường hợp có sai sót. Các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Singapore... đều có những quy định rất chặt chẽ về điều kiện cung cấp dịch vụ bao gồm kỹ thuật, tài chính, nhân sự, đảm bảo an toàn an ninh và nhiều quy định khác, và định kỳ kiểm tra sự tuân thủ các điều kiện đó. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng dịch vụ, học tập kinh nghiệm các nước, Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và chứng thực chữ ký số đã được dự thảo theo nguyên tắc trong giai đoạn đầu quản lý chặt chẽ trên cơ sở vẫn đảm bảo có cạnh tranh. Sau một thời gian sẽ xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

- Vấn đề con dấu của cơ quan, tổ chức sẽ được giải quyết thế nào trong môi trường mạng?

- Dự thảo này đã soạn theo phương án chữ ký số của người có thẩm quyền của một cơ quan tổ chức thì có giá trị tương đương chữ ký tay của người đó đã được đóng bởi con dấu của đơn vị. Như vậy, mỗi thông điệp dù là của cơ quan tổ chức hay không đều chỉ cần ký một lần là đủ. Thực tế, nếu chúng ta áp dụng đúng mô hình truyền thống gồm một lần ký và một lần đóng dấu sẽ có nhiều bất cập. Chữ ký tay của người có thẩm quyền do con người tự tạo ra, có thể thay đổi hoặc bị làm giả, nên mới cần một con dấu do Bộ Công an cấp để xác thực chữ ký đó. Chữ ký số không phải do người ký tự tạo ra và rất khó làm giả, nên việc đóng thêm con dấu là thừa, mất đi tính nhanh gọn của môi trường trực tuyến. Đó là chưa kể đến những phức tạp trong việc bảo quản và giữ chữ ký số của cơ quan như thế nào.

Vấn đề còn tiếp tục được thảo luận là ai sẽ cấp chữ ký số tương đương con dấu cho tổ chức. Giải pháp đề nghị là Thủ tướng và Bộ Công an sẽ thành lập một cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hoặc chỉ định một đơn vị đang hoạt động để chuyên cung cấp loại chữ ký số này.

- Dự kiến khi nào Nghị định này sẽ được đưa vào cuộc sống, thưa bà?

- Ngày 25/8, Bộ Bưu chính viễn thông sẽ tổ chức hội nghị để tiếp tục thảo luận lấy ý kiến xây dựng từ các chuyên gia, cơ quan bộ ngành liên quan. Nếu làm việc tích cực, cuối tháng 9 có thể hoàn tất để trình Chính phủ nghiệm thu và phê duyệt.

Nội dung Dự thảo lần 8 của Nghị định cũng đã được đưa lên website của Bộ để người dân có thể tham khảo rộng rãi. Ý kiến đóng góp xin gửi về văn phòng Bộ hoặc qua e-mail tại địa chỉ tt_tt@mpt.gov.vn.

(Theo trang chữ ký số)

Doanh nghiệp hưởng lợi từ chữ ký số

Với vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thông tin cho các giao dịch điện tử, chữ ký số là phương tiện hữu hiệu để các doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh trong thương mại điện tử.

Tại Hội thảo Quốc gia về Chữ ký số (CKS) tổ chức tại TP HCM ngày 4/8, các đại biểu tham dự cho rằng ứng dụng chữ ký số trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là một vấn đề thực sự cần thiết trong quá trình hội nhập và phát triển. Các giao dịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang dần được số hóa nhằm bảo đảm an toàn thông tin và tăng tính cạnh tranh.

doanh nghiệp hưởng lợi từ chữ ký số
Doanh nghiệp hưởng lời từ chữ ký số
Ông Phan Thái Dũng, đại diện Cục CNTT Ngân hàng Nhà nước, cho biết chữ ký điện tử đã được Ngân hàng Nhà nước đưa vào hệ thống thanh toán từ năm 2002 và nó đã chứng tỏ sự phù hợp với xu thế hoạt động trên môi trường điện tử của các ngân hàng hiện đại. "Nếu trước đây để kiểm tra hồ sơ tín dụng của doanh nghiệp phải mất vài ngày thì ngày nay với việc ứng dụng CKS chúng tôi có thể hoàn tất việc này trong vòng 10 giây mà vẫn đảm bảo tính chính xác và đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp một cách nhanh chóng", ông Dũng nhấn mạnh.

Bà Lê Thị Duyên Hải, Phó trưởng Ban cải cách và hiện đại hóa Tổng cục thuế, đánh giá CKS có vai trò quan trọng trong việc khai báo thuế qua mạng. Doanh nghiệp sẽ giảm thiểu thời gian, chi phí, nhân lực cho việc kê khai thuế thông qua việc kê khai qua mạng Internet. Điều này cũng giúp cho cơ quan thuế giải tỏa được áp lực trong việc tiếp nhận, xử lý và lưu trữ tờ khai thuế.

Chỉ cần doanh nghiệp có CKS được chứng thực và cài đặt phần mềm mã vạch hai chiều có khả năng trích xuất tờ khai ra dạng PDF được cơ quan thuế cung cấp miễn phí là có thể kê khai qua mạng. Bà Hải phân tích: "Ngoài việc tiết kiệm thời gian chi phí, các doanh nghiệp còn có thể quản lý các tờ khai của mình một cách dễ dàng thông qua việc tra cứu các thông tin trên mạng và nhận được các thông báo trực tiếp của cơ quan thuế qua cổng thông tin điện tử".

Hiện nay có nhiều ứng dụng CKS phù hợp cho các doanh nghiệp, điển hình là việc mã hóa bảo vệ các thông tin số của doanh nghiệp, dùng chữ số xác thực các e-mail trao đổi thông tin, kiểm soát truy cập vào các sàn thương mại điện tử và các đơn đặt hàng, ngân hàng điện tử, mua sắm công... CKS không chỉ được thực hiện cho các giao dịch điện tử trên Internet mà còn qua hệ thống mạng viễn thông di động.

Theo ông Đào Đình Khả thuộc Trung tâm Chứng thực CKS Quốc gia, các doanh nghiệp ứng dụng CKS khá đơn giản và thuận tiện. Trước hết các doanh nghiệp cần đăng ký chứng thư số trong đó có kèm cặp khóa dùng để ký và mã hóa. Khóa bí mật có thể được lưu trong các USB-token, smart card với chi phí thấp. Việc đào tạo sử dụng CKS khá đơn giản nếu người dùng đã có các kỹ năng tin học cơ bản.

Nhiều phần mềm phổ thông hiện nay đã hỗ trợ CKS và doanh nghiệp chỉ cần đầu tư xây dựng các phần mềm nghiệp vụ có hỗ trợ CKS nếu như có các yêu cầu kinh doanh riêng của mình. Với mức kinh phí có thể chấp nhận được, ứng dụng CKS tại doanh nghiệp vừa và nhỏ là một đầu tư có hiệu quả.

Tại Việt Nam vẫn chưa có tổ chức chứng thực số công cộng phục vụ giao dịch điện tử. Vì vậy tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT đã xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ CKS công cộng dự kiến hoạt động trong quý 3 năm nay. Khi hệ thống này đi vào hoạt động trên toàn quốc sẽ cung cấp dịch vụ chứng thực CKS được pháp luật công nhận, thúc đẩy thương mại điện tử và chính phủ điện tử phát triển.

(Theo trang chữ ký số)

Các câu hỏi thường gặp về chữ ký số

CA là gì?
Rủi ro trong việc sử dụng chữ ký số là gì?
Tôi có biết chứng thực số đảm bảo được tính xác thực và sự toàn vẹn đối với các dữ liệu điện tử được trao đổi thông qua mạng, tuy nhiên với những doanh nghiệp từ trước tới nay vẫn thực hiện tốt việc trao đổi các dữ liệu điện tử rất lớn qua mạng như doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì chứng thực số sẽ hỗ trợ cụ thể ở điểm nào?
chữ ký số sử dụng trong trường hợp nào? Sử dụng như thế nào? Có giá trị trong lĩnh vực nào?
Sau khi ký vào file, in ra có thấy được chữ ký đã ký không? Khi in ra, chữ ký số có tác dụng không?Sau khi ký, chữ ký được hiển thị như những ký tự bình thường, vì thế khi in ra, chúng ta vẫn có thể thấy được chữ ký số mà ta đã ký vào file.
Hiện có rất nhiều sản phẩm CKS được cung cấp trên thị trường. Chúng tôi có thể sử dụng bất kỳ loại CKS nào để ký khi khai thuế qua mạng được không?
Sử dụng CKS thì quy trình khai thuế qua mạng có gì khác so với quy trình khai thuế qua mạng không sử dụng CKS?
Một USB Token có thể sử dụng được cho 2 doanh nghiệp không?Tôi có một USB Token, xin hỏi có thể sử dụng được cho 2 doanh nghiệp, tổ chức được không?
Vấn đề con dấu của cơ quan, tổ chức sẽ được giải quyết thế nào trong môi trường mạng?
Doanh nghiệp có được ủy quyền sử dụng chứng thư số hay không?
câu hỏi liên quan đến chữ ký số
Nhiều câu hỏi thường gặp về chữ ký số

Hỏi: CA là gì?
Đáp :
Nhà cung cấp chứng thực số (Certificate authority - CA) là một tổ chức chuyên đưa ra và quản lý các nội dung xác thực bảo mật trên một mạng máy tính, cùng các khoá công khai để mã hoá thông tin.

5 đơn vị được Bộ Thông tin - Truyền thông cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là:

+)Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

+)Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)

+)Trung tâm An ninh mạng ĐH Bách khoa Hà Nội (Bkis)

+)Công ty cổ phần Công nghệ thẻ NacenComm SCT

+)Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS)
Hỏi: Rủi ro trong việc sử dụng chữ ký số là gì?
Đáp :
Chữ ký số công cộng được pháp luật công nhận tương đương với chữ ký tay nên cũng như chữ ký tay có thể nhiều người có cảm giác rủi ro chữ ký số là có thể bị làm giả hoặc copy mất vì trong môi trường máy tính việc copy dữ liệu rất dễ dàng. Tuy nhiên công nghệ chữ ký số được xây dựng để việc này không thể làm được, các dữ liệu cần ký tạo ra chữ ký số đính kèm được quyết định bởi một mật mã bí mật mà chỉ người sở hữu nó mới dùng được (khóa bí mật). Người dùng sử dụng khóa bí mật này để tạo ra chữ ký số và đảm bảo không có người nào khác có thể tạo ra chữ ký số như vậy. Khóa bí mật đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ký số và xác thực người dùng. Vậy thì khóa bí mật này có rủi ro bị copy mất hay không? Nếu nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số lưu trữ khóa bí mật của khách hàng ở dạng file pkcs12 thì việc bị copy mất là có thể.

Khóa bí mật của chữ ký số bắt buộc phải lưu trữ trong một thiết bị phần cứng chuyên dụng là USB Token hoặc SmartCard được cung cấp bởi nhà cung cấp. Các thiết bị này đảm bảo khóa bí mật không bị copy hay bị virus phá hỏng.
Hỏi: Tôi có biết chứng thực số đảm bảo được tính xác thực và sự toàn vẹn đối với các dữ liệu điện tử được trao đổi thông qua mạng, tuy nhiên với những doanh nghiệp từ trước tới nay vẫn thực hiện tốt việc trao đổi các dữ liệu điện tử rất lớn qua mạng như doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì chứng thực số sẽ hỗ trợ cụ thể ở điểm nào?
Đáp :
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường có những trao đổi dữ liệu qua mạng rất lớn trong các nghiệp vụ khai báo hải quan. Việc sử dụng chữ ký số trong các nghiệp vụ này tùy thuộc vào mô hình phần mềm ứng dụng khai báo hải quan trực tuyến của Tổng cục Hải quan, tuy nhiên có một điểm có thể xác định chắc chắn là việc doanh nghiệp gửi các tờ khai hải quan, nếu bình thường phải in ra và ký đóng dấu để nộp thì bây giờ dùng chữ ký số, doanh nghiệp phải ký số vào các dữ liệu khai báo để chuyển qua mạng internet lên cho cơ quan hải quan. Việc ký cụ thể như thế nào do quy định của Tổng cục Hải quan, có thể ký vào toàn bộ file dữ liệu hay chia nhỏ vào các file để ký hoặc có thể ký vào từng trường dữ liệu để gửi đi
Hỏi: chữ ký số sử dụng trong trường hợp nào? Sử dụng như thế nào? Có giá trị trong lĩnh vực nào?
Đáp :
Chữ ký số chỉ dùng được trong môi trường số, giao dịch điện tử với máy tính và mạng internet. Trong môi trường số không thể dùng chữ ký tay được, tuy  nhiên lại có rất nhiều ứng dụng đòi hỏi phải cần đến một cơ chế ký và xác thực người dùng như chữ ký tay, các công nghệ mã hóa và chữ ký số ra đời để giúp giải quyết vấn đề này. Như vậy chữ ký số có thể sử dụng trong tất cả các trường hợp giao dịch cần đến ký tay nhưng lại phải thực hiện trong môi trường số.

Để sử dụng chữ ký số cần phải đăng ký chứng thư số và tạo khóa bí mật lưu vào trong PKI Token với nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số. Các chương trình ứng dụng phải hỗ trợ chức năng ký số, khi đó việc sử dụng rất đơn giản: click chuột vào nút lệnh ký số, cắm thiết bị Token vào cổng USB, nhập PIN code bảo vệ Token, click chuột vào nút lệnh đồng ý ký.
- Bạn có thể sử dụng chữ ký số trong các giao dịch thư điện tử, ký vào các email để các đối tác, khách hàng của bạn biết có phải bạn là người gửi thư không.

- Bạn có thể sử dụng dụng chữ ký số này để mua bán hàng trực tuyến, đầu tư chứng khoán trực tuyến, có thể chuyển tiền ngân hàng, thanh toán trực tuyến mà không sợ bị đánh cắp tiền như với các tài khoản VISA, Master.

- Bạn có thể sử dụng với các ứng dụng chính phủ điện tử, các cơ quan nhà nước trong tương lai sẽ làm việc với nhân dân hoàn toàn trực tuyến và một cửa. Khi cần làm thủ tục hành chính hay xin một xác nhận của cơ quan nhà nước bạn chỉ cần ngồi ở nhà khai vào mẫu và ký số vào để gửi là xong.

- Bạn có thể sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, khai báo hải quan và thông quan trực tuyến mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty và chạy xe ôm đến cơ quan thuế để chen lấn, xếp hàng và ngồi đợi vài tiếng đồng hồ có khi đến cả ngày để nộp tờ khai này.
- Bạn có thể sử dụng chữ ký số với các ứng dụng quản lý của doanh nghiệp của mình với mức độ tin cậy, bảo mật và xác thực cao hơn rất nhiều.
- Bạn có thể dùng chữ ký số để ký hợp đồng làm ăn với các đối tác hoàn toàn trực tuyến trên mạng mà không cần ngồi trực tiếp với nhau, chỉ cần ký vào file hợp đồng và gửi qua email.

Để sử dụng chữ ký số cần phải đăng ký chứng thư số và tạo khóa bí mật lưu vào trong PKI Token với nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số. Các chương trình ứng dụng phải hỗ trợ chức năng ký số, khi đó việc sử dụng rất đơn giản: click chuột vào nút lệnh ký số, cắm thiết bị Token vào cổng USB, nhập PIN code bảo vệ Token, click chuột vào nút lệnh đồng ý ký.

Chữ ký số tương đương với chữ ký tay nên nó có giá trị sử dụng trong các ứng dụng giao dịch điện tử cần tính pháp lý cao. Tuy nhiên ngoài việc là một phương tiện điện tử được pháp luật thừa nhận về tính pháp lý, chữ ký số còn là một công nghệ mã hóa và xác thực rất mạnh, nó có thể giúp đảm bảo an toàn, bảo mật cao cho các giao dịch trực tuyến, nhất là các giao dịch chứa các thông tin liên quan đến tài chính, chuyển tiền chẳng hạn.
Hỏi: Sau khi ký vào file, in ra có thấy được chữ ký đã ký không? Khi in ra, chữ ký số có tác dụng không?Sau khi ký, chữ ký được hiển thị như những ký tự bình thường, vì thế khi in ra, chúng ta vẫn có thể thấy được chữ ký số mà ta đã ký vào file.
Đáp :
Về tác dụng của chữ ký số (sau khi in ra) thì tôi xin giải thích như sau:trong môi trường số không thể dùng bút để ký, tuy nhiên có rất nhiều ứng dụng đòi hỏi cần đến cơ chế ký và xác thực người dùng như chữ ký tay.  Chữ ký số được sinh ra để phục vụ trong môi trường số (giao dịch online, ký hợp đồng online...), vì thế chữ ký số chỉ có tác dụng trong môi trường số thôi.
Hỏi: Hiện có rất nhiều sản phẩm CKS được cung cấp trên thị trường. Chúng tôi có thể sử dụng bất kỳ loại CKS nào để ký khi khai thuế qua mạng được không?
Đáp :
 Người nộp thuế có trách nhiệm lập hồ sơ khai thuế điện tử theo đúng mẫu của cơ quan thuế. Có nhiều cách: Có thể sử dụng PM hỗ trợ kê khai để nộp thuế để thực hiện lập hồ sơ khai thuế điện tử, hoặc cũng có thể kê khai trực tuyến, kết nối qua cổng thông tin của cơ quan thuế để khai báo nghĩa vụ thuế và kết xuất ra hồ sơ khai thuế điện tử.. Tuy nhiên, người nộp thuế khi khai thuế qua mạng cần phải dùng chứng thư số công cộng đã được Bộ TTTT cấp phép hoạt động.
Hỏi: Sử dụng CKS thì quy trình khai thuế qua mạng có gì khác so với quy trình khai thuế qua mạng không sử dụng CKS?
Đáp :
Ngành Thuế sẽ xây dựng 1 cổng thông tin điện tử tiếp nhận, xử lý tất cả các hồ sơ khai thuế của các đối tượng nộp thuế (người dân, DN). Khi đó, sẽ không tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử tại từng cơ quan thuế cấp dưới như trước đây. Người nộp thuế có thể ngồi tại nhà hoặc DN để kê khai và nộp hồ sơ khai thuế.

Trước đây, khi sử dụng phần mềm (PM) hỗ trợ kê khai cho các DN, PM sẽ kết xuất ra hồ sơ kê khai mã vạch hai chiều. Còn khi triển khai kê khai thuế điện tử thì PM hỗ trợ kê khai tại DN sẽ kết xuất ra tờ khai thuế điện tử. DN ký điện tử vào hồ sơ điện tử đó và gửi đến cơ quan thuế qua Internet.
Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử sẽ kiểm tra định dạng thông tin và tính pháp lý của chữ ký điện tử của DN. Nếu thông tin đầy đủ thì cơ quan thuế tiếp nhận, đồng thời trả về xác nhận có chữ ký điện tử của cơ quan thuế. Thông báo điện tử mà cơ quan thuế gửi về có chữ ký của cơ quan thuế là cơ sở pháp lý để chứng minh rằng người nộp thuế đã thực hiện nghĩa vụ khai thuế.
Hỏi: Một USB Token có thể sử dụng được cho 2 doanh nghiệp không?Tôi có một USB Token, xin hỏi có thể sử dụng được cho 2 doanh nghiệp, tổ chức được không?
Đáp :
Về mặt kỹ thuật, một USB token có thể lưu trữ và bảo vệ nhiều Chứng thư số và các cặp khóa tương ứng, nhưng USB token chỉ có duy nhất 1 mật khẩu bảo vệ.

Về mặt pháp lý, mỗi Chứng thư số được coi như là con dấu của doanh nghiệp. Cách quản lý Chứng thư số giống như quản lý con dấu.

Vì vậy các doanh nghiệp khác nhau phải sử dụng USB token khác nhau để tránh việc sử dụng "con dấu" Chứng thư số của nhau một cách bất hợp pháp.

Hơn nữa, giá của USB token là không phải là lớn đối với doanh nghiệp, cá nhân - nên không phải sử dụng chung USB token.
Hỏi: Vấn đề con dấu của cơ quan, tổ chức sẽ được giải quyết thế nào trong môi trường mạng?
Đáp :
- Dự thảo này đã soạn theo phương án chữ ký số của người có thẩm quyền của một cơ quan tổ chức thì có giá trị tương đương chữ ký tay của người đó đã được đóng bởi con dấu của đơn vị. Như vậy, mỗi thông điệp dù là của cơ quan tổ chức hay không đều chỉ cần ký một lần là đủ. Thực tế, nếu chúng ta áp dụng đúng mô hình truyền thống gồm một lần ký và một lần đóng dấu sẽ có nhiều bất cập. Chữ ký tay của người có thẩm quyền do con người tự tạo ra, có thể thay đổi hoặc bị làm giả, nên mới cần một con dấu do Bộ Công an cấp để xác thực chữ ký đó. Chữ ký số không phải do người ký tự tạo ra và rất khó làm giả, nên việc đóng thêm con dấu là thừa, mất đi tính nhanh gọn của môi trường trực tuyến. Đó là chưa kể đến những phức tạp trong việc bảo quản và giữ chữ ký số của cơ quan như thế nào.

Vấn đề còn tiếp tục được thảo luận là ai sẽ cấp chữ ký số tương đương con dấu cho tổ chức. Giải pháp đề nghị là Thủ tướng và Bộ Công an sẽ thành lập một cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hoặc chỉ định một đơn vị đang hoạt động để chuyên cung cấp loại chữ ký số này
Hỏi: Doanh nghiệp có được ủy quyền sử dụng chứng thư số hay không?
Đáp :
Trước đây, ở các DN, con dấu thì do văn thư giữ, còn chữ ký là của lãnh đạo hoặc người ký thay/ủy quyền. Hiện nay thì 1 chữ ký điện tử của DN có thể thay thế cả con dấu và chữ ký tay. Thế nhưng, về mặt văn bản pháp lý vẫn chưa có quy định rõ ràng. Cũng chính vì chưa có quy định cụ thể nên đại diện pháp luật của các DN không dám ủy quyền, cứ phải giữ chữ ký số bên mình, đặc biệt là với những DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Hệ thống chứng thực của chúng ta hiện nay chưa cho phép ký offline. Người đại diện pháp luật phải trực tiếp lên hệ thống để ký online. Tuy nhiên, để tháo gỡ bất cập cho vấn đề ủy quyền chứng thư số, cơ quan thuế đang tạm quy định cho phép ký offline, nghĩa là người ủy quyền sẽ gửi hồ sơ cho người đại diện pháp luật giữ chữ ký số thực hiện việc ký điện tử, xong thì gửi hồ sơ cho cơ quan thuế.
Hỏi: Quy trình sử dụng chữ ký số như thế nào?
Đáp :
- Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử, an toàn nhất và cũng được sử dụng rộng rãi nhất. Chữ ký này hình thành dựa trên kỹ thuật mã khoá công khai (PKI), theo đó mỗi người sử dụng cần có một cặp khóa bao gồm khóa bí mật và công khai. Người chủ chữ ký sử dụng khoá bí mật để tạo chữ ký số (trên cơ sở kết hợp với nội dung thông điệp dữ liệu), ghép nó với thông điệp dữ liệu và gửi đi. Người nhận dùng mã công khai giải mã chữ ký số để biết được người đó là ai. Tất cả quy trình ký và giải mã chữ ký số đều được thực hiện bằng phần mềm.

- Điểm quan trọng là các cặp khóa trên do những nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (Certification Aithority - CA) cấp (hoặc xác minh là đủ điều kiện an toàn) sau khi đã kiểm tra, xác minh chủ của nó (cá nhân, tổ chức) là có thực. Đồng thời, nhà cung cấp dịch vụ cũng giao cho cá nhân, tổ chức đó một chứng thư số - tương đương như chứng minh thư nhân dân hay giấy xác nhận sự tồn tại của cơ quan, tổ chức trên môi trường mạng. Chứng thư đó có chứa khóa công khai của tổ chức, cá nhân và được duy trì tin cậy trên cơ sở dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực, do vậy người nhận có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu đó để xác minh xem đúng là có người đó hay không.
Hỏi: Kê khai thuế qua mạng là gì?
Đáp :
Kê khai thuế qua mạng là hình thức giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế, một trong những hình thức giao dịch được pháp luật về thuế quy định, đây là hình thức giao dịch văn minh, hiện đại

Kê khai thuế qua mạng Internet là việc doanh nghiệp kê khai thuế trên máy vi tính của mình và gửi tới cơ quan quản lý thuế bằng mạng Internet, mà không phải gửi qua đường bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp hồ sơ bằng giấy cho cơ quan thuế.
Hỏi: Điều kiện đăng ký kê khai thuế qua mạng là gì?
Đáp :
Theo quy định, doanh nghiệp để đăng ký kê khai thuế qua mạng Internet cần có chữ ký số do nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp.

Bước 1 - Đăng ký chữ ký số: Đăng ký sử dụng chữ ký số với nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số :

Bước 2 –Đăng ký nộp hồ sơ khai thuế qua mạng: Nộp bản đăng ký cho cơ quan thuế (theo mẫu của cơ quan thuế)
Hỏi: Tôi phải tới các điểm giao dịch của công ty VietNamNay để mua chữ ký số hay tôi có thể đặt mua qua mạng và chữ ký số được chuyển tận nơi cho tôi?
Đáp :
Bạn có thể đăng ký mua dịch vụ chữ ký số trên trang : http//www.vietnamca.com.

 Hoặc liên hệ trực tiếp tới Hotline: 04. 6663 6663 để đăng ký mua dịch vụ chữ ký số.

Vietnamnay sẽ trực tiếp hướng dẫn quý khách hàng các bước đăng ký mua dịch vụ này.

Quý khách hàng có thể xem chi tiết  trong mục  hướng dẫn (trên  http//www.vietnamca.com) để biết rõ hơn.
Hỏi: “Chữ ký số” đem lại lợi ích gì?
Đáp :
Những tiện ích lẫn vai trò quan trọng mà chữ ký số và các giải pháp chữ ký số mang lại cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh:

- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi sử dụng chữ ký số sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian luân chuyển trong hoạt động quản lý công văn, giấy tờ, tài liệu, thư tín điện tử… Khi đó, các giao dịch qua mạng sẽ được đẩy nhanh trong khi vẫn đảm bảo độ an toàn và tính bảo mật của thông tin.

- Chữ ký số là công nghệ xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn cho giao dịch trên môi trường Internet. Chữ ký số sẽ giải quyết vấn đề toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân yên tâm với các giao dịch điện tử của mình.

- Với giá dịch vụ chữ ký số không cao, khoảng từ 2-3 triệu/doanh nghiệp/năm và khoảng 300.000 đồng/cá nhân/năm; theo đó, chữ ký số sẽ giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đảm bảo bí mật thông tin, cũng như tránh những trường hợp mạo danh, chỉnh sửa các văn bản trong kinh doanh và hoạt động cấp giấy phép hay các dịch vụ công khác giữa cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp
Hỏi: Chữ ký điện tử và chữ ký số?
Đáp :
Chữ ký điện tử là thuật ngữ chỉ mọi phương thức khác nhau để một cá nhân, đơn vị có thể "ký tên" vào một dữ liệu điện tử, thể hiện sự chấp thuận và xác nhận tính nguyên bản của nội dung dữ liệu đó

Chữ ký số là hình thức chữ ký điện tử phổ dụng nhất. Chữ ký số bao gồm một cặp mã khoá, gồm khoá bí mật và khoá công khai. Trong đó, khoá bí mật được người gửi sử dụng để ký (hay mã hoá) một dữ liệu điện tử, còn khoá công khai được người nhận sử dụng để mở dữ liệu điện tử đó và xác thực danh tính người gửi.

Chữ ký số là thông tin đi kèm dữ liệu nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó. Chữ ký số có thể hiểu như con dấu điện tử của người phát hành văn bản, tài liệu trong giao dịch điện tử. Chữ ký số ngoài việc sử dụng cho kê khai thuế qua mạng, có thể được sử dụng trong giao dịch điện tử khác như Hải Quan điện tử, giao dịch với Ngân hàng, Chứng khoán, E-mail để mua bán hàng trực tuyến …Chữ ký số đã được chứng minh đảm bảo về tính an ninh và được thừa nhận về pháp lý tương đương với con dấu và chữ ký của doanh nghiệp.

Với những tính năng ưu việt, người sử dụng khi đăng ký dùng dịch vụ của nhà cung cấp có thể tạo ra các chữ ký số của riêng mình đính kèm vào các tài liệu điện tử lưu chuyển trên môi trường số. Để phía nhận được các tài liệu điện tử có chữ ký số này có thể xác thực được ai là người tạo ra chữ ký cần phải có nhà cung cấp dịch vụ chứng nhận. Việc chứng nhận được thực hiện hoàn toàn tự động bằng các thuật toán đặc biệt giúp xác thực được tác giả chữ ký mà không thể làm giả.

(Theo trang tin chữ ký số)

Thursday, April 18, 2013

Công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài

Thủ tục  
Công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài
- Trình tự thực hiện:
- Tổ chức xin công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài (Tổ chức) khai báo đầy đủ và chính xác thông tin trong hồ sơ cũng như nộp các giấy tờ cần thiết kèm theo trong hồ sơ được quy định tại Nghị định 26/2007/NĐ-CP, Nghị định 106/2011/NĐ-CP, Thông tư 37/2009/TT-BTTTT và Thông tư 08/2011/TT-BTTTT.
- Tổ chức gửi hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Ứng dụng CNTT), 18 Nguyễn Du, Hà Nội.
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Bộ TTTT (Cục Ứng dụng công nghệ thông tin) cấp giấy biên nhận qua hệ thống bưu chính hoặc cấp trực tiếp cho tổ chức đăng ký hoạt động.
- Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ TTTT kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hợp lệ, Bộ TTTT tiếp nhận hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, trong đó hẹn ngày trả kết quả giải quyết hồ sơ. Trường hợp không hợp lệ, Bộ TTTT thông báo bằng văn bản cho tổ chức.
- Trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ TTTT chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ và các đơn vị liên quan thẩm tra. Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 52, Bộ TTTT sẽ cấp giấy công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài cho tổ chức. Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, Bộ TTTT có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện; 
- Nộp trực tiếp đến Bộ TTTT (Cục Ứng dụng CNTT), 18 Nguyễn Du, Hà Nội.
- Qua hệ thống bưu chính
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
-   Đơn đề nghị công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục VIII Thông tư này.
-   Bản nội dung gốc và bản dịch ra tiếng Việt của điều ước quốc tế có quy định về việc công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài mà Việt Nam có ký kết hoặc tham gia với quốc gia nơi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đó đăng ký hoạt động.
-   Bản sao hợp lệ (có công chứng hoặc một hình thức chứng nhận hợp pháp khác) giấy phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số tại nước sở tại.
-   Giấy chứng nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đang hoạt động được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp trong vòng 03 tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký.
-   Các tài liệu kỹ thuật chứng minh độ tin cậy của chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài đó cấp không thấp hơn độ tin cậy của chữ ký số và chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam, tối thiểu phải đáp ứng các tiêu chuẩn thuộc Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
-   Bản sao hợp lệ giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
-     Số lượng hồ sơ: 08 bộ (01 bộ bản chính, 07 bộ bản sao)
- Thời hạn giải quyết:
60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức                                                                   
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền Thông
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Ứng dụng CNTT
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trung tâm chứng thực chữ ký số quốc gia (thuộc Cục Ứng dụng CNTT)
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Các Bộ có liên quan:Bộ Bộ Công An, Ban Cơ yếu Chính phủ (Bộ Nội Vụ);
Các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông: Vụ Pháp chế, Cục Viễn thông, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Công nghệ thông tin, Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận                      
- Lệ phí (nếu có):
Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Quốc gia mà tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đó đăng ký hoạt động có ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế có quy định về việc công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài mà Việt Nam có tham gia.
- Được cơ quan có thẩm quyền của nước mình cấp phép hoặc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và đang hoạt động.
- Độ tin cậy của chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đó cấp không thấp hơn độ tin cậy của chữ ký số và chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam.
- Có văn phòng đại diện tại Việt Nam để giải quyết các vấn đề có liên quan.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 2 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Nghị định 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 02 năm 2007 Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11
- Thông tư 37/2009/TT-BTTTT ngày 14/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về hồ sơ và thủ tục liên quan đến cấp phép, đăng ký, công nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Thông tư 08/2011/TT-BTTTT ngày 31/3/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 37/2009/TT-BTTTT ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về hồ sơ và thủ tục liên quan đến cấp phép, đăng ký, công nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số


(Theo trang tin chữ ký số)

Video hướng dẫn sử dụng kê khai thuế bằng chữ ký số

Video hướng dẫn sử dụng kê khai thuế bằng chữ ký số chi tiết



(Theo trang chữ ký số)

Chữ ký số và những điều cần biết

Pháp lý của Chữ ký số?
Việt Nam đã có Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005; Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Khi tiến hành giao dịch điện tử trong hoạt động công cộng, người sử dụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải sử dụng chữ ký số công cộng do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp. Quá trình sử dụng chữ ký số bao gồm 2 quá trình
tính pháp lý
Pháp lý của chữ ký số

Tạo chữ ký như thế nào?

Sử dụng các ứng dụng hỗ trợ tạo chữ ký số từ khóa bí mật, khóa bí mật do nhà cung cấp dịch vụ chứng thức chữ ký số công cộng cấp được lưu giữ dưới dạng tệp tin (có mật khẩu khi sử dụng), để an toàn và chống copy khóa bí mật một số nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ khóa bí mật trong một thiết bị phần cứng chuyên dụng là USB Token hoặc SmartCard. Trong ứng dụng KySo™ Desktop của Công ty TS24 ngoài chức năng chính là hỗ trợ ký hồ sơ thuế, còn hỗ trợ ký số nhiều loại hồ sơ khác như hợp đồng, văn bản…
Tạo chữ ký số như thế nào?

Kiểm tra chữ ký?
Khi giao dịch điện tử, người nhận phải kiểm tra được tính pháp lý của chữ ký số của người giao dịch với mình gửi đến. Trong các ứng dụng hỗ trợ ký số, chúng tôi xin giới thiệu ứng dụng KySo™ Desktop của Công ty TS24 phát triển có chức năng kiểm tra được chữ ký số công cộng hợp pháp hay không.
Việc kiểm tra là so sánh tính đồng nhất của khóa công khai trên chữ ký số của người gửi đến với khóa công khai của Nhà cung cấp dịch vụ
chứng thực chữ ký số công cộng lưu trữ trên Hệ thống máy chủ của Trung tâm chứng thực chữ ký số quốc gia (Root Certification Authority) thuộc
Bộ Thông tin – Truyền thông
Kiểm tra chữ ký số

Tính bảo mật của Chữ ký số?
Về kỹ thuật công nghệ của chữ ký số là dựa trên hạ tầng mã hóa công khai (PKI), trong đó phần quan trọng nhất là thuật toán mã hóa công khai RSA. Công nghệ này đảm bảo chữ ký số khi được một người dùng nào đó tạo ra là duy nhất, không thể giả mạo được và chỉ có người sở hữu khóa bí mật mới có thể tạo ra được chữ ký số đó (đã được chứng minh về mặt kỹ thuật mã hóa).
Tính bảo mật của chữ ký số

Ưu điểm của Chữ ký số
Khả năng xác định nguồn gốc
Các hệ thống mật mã hóa khóa công khai cho phép mật mã hóa văn bản với khóa bí mật mà chỉ có người chủ của khóa biết. Để sử dụng Chữ ký số thì văn bản cần phải được mã hóa hàm băm (thường có độ dài cố định và ngắn hơn văn bản). Sau đó dùng khoá bí mật của người chủ khóa để mã hóa, khi đó ta được Chữ ký số. Khi cần kiểm tra, bên nhận giải mã với khóa công khai để lấy lại hàm băm và kiểm tra với hàm băm của văn bản nhận được. Nếu hai giá trị này khớp nhau thì bên nhận có thể tin tưởng rằng văn bản đó xuất phát từ người sở hữu khóa bí mật.
Tính không thể phủ nhận
Trong giao dịch, một bên có thể từ chối nhận một văn bản nào đó là do mình gửi. Để ngăn ngừa khả năng này, bên nhận có thể yêu cầu bên gửi phải gửi kèm chữ ký số với văn bản. Khi có tranh chấp, bên nhận sẽ dùng chữ ký này như một chứng cứ để bên thứ ba giải quyết.
Ưu điểm của chữ ký số

Tính toàn vẹn

Cả hai bên tham gia vào quá trình thông tin đều có thể tin tưởng là văn bản không bị sửa đổi trong khi truyền vì nếu văn bản bị thay đổi thì hàm băm cũng sẽ thay đổi và lập tức bị phát hiện. Quy trình mã hóa sẽ ẩn nội dung đối với bên thứ ba.

(Theo trang chữ ký số)

Chữ ký số, ký thế nào?

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) vừa trở thành nhà cung cấp dịch vụ chứng thực số đầu tiên tại VN. Thanh Niên đã trao đổi với ông La Thế Hưng (ảnh), Trưởng phòng An toàn Thông tin - Công ty điện toán và truyền số liệu VDC (VNPT) về dịch vụ này.
* Ông có thể cho biết rõ hơn dịch vụ chứng thực số mà VNPT vừa được phép cung cấp?
 - Trong các giao dịch truyền thống, chúng ta vẫn sử dụng giấy tờ, công văn cùng với chữ ký và con dấu. Việc giao dịch, trao đổi thông tin trên môi trường internet cũng cần có một cơ chế tương tự và chữ ký số được sử dụng để phục vụ cho môi trường này. Khác với chữ ký thường có thể phải mất nhiều thời gian để giám định khi cần thiết, chữ ký số có thể được giám định, xác nhận nhanh với các công cụ điện tử. Cũng thế, chứng thực số là một dịch vụ trên internet tương tự như việc công chứng trên giấy tờ, văn bản thông thường. Cụ thể, chữ ký số là một giải pháp công nghệ đảm bảo tính duy nhất cho một người khi giao dịch thông tin trên mạng, đảm bảo các thông tin cung cấp là của người đó.
Như vậy, liên quan đến vấn đề này có 3 yếu tố: chữ ký số, chứng thư số và chứng thực số. Chữ ký số do người sử dụng tạo ra sau khi được nhà cung cấp dịch vụ cung cấp chứng thư số. Chứng thực số được sử dụng để các đối tác của người sử dụng biết và xác định được chữ ký, chứng thư của mình là đúng.
* Theo ông, nhu cầu về chứng thực số ở VN hiện nay ra sao? Việc đưa ứng dụng này vào thực tế sẽ có tác động như thế nào đến các giao dịch giữa người dân, doanh nghiệp (DN) và nhà nước?
- Hiện tại, Bộ Tài chính đã ra quyết định sử dụng hệ thống chứng thực chữ ký số của VNPT cho giai đoạn thí điểm "Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet" và áp dụng chữ ký số vào các thủ tục hải quan điện tử giai đoạn 2009 - 2010.
- Một chương trình thí điểm cũng đang được Tổng cục Thuế bắt đầu triển khai ở TP.HCM, áp dụng ban đầu cho 100 DN lựa chọn, sau đó sẽ mở rộng cho tất cả các DN trên địa bàn thành phố đăng ký sử dụng. Dự kiến chương trình sẽ được triển khai tại Hà Nội, Đà Nẵng và có khả năng được mở rộng ra cả nước trong năm 2010.
chữ ký số
Chữ ký số ký thế nào?

-Việc trao đổi, giao dịch của các cá nhân, DN qua mạng ngày càng phổ biến. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông cho thấy giao dịch điện tử phát triển khá mạnh với hơn 9.000 website, doanh thu từ mua sắm trực tuyến, điện thoại... lên tới 450 triệu USD/năm. Bên cạnh đó, Chính phủ đang đẩy mạnh cải cách hành chính với việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử nên nhu cầu về chứng thực số ở VN  rất lớn.
Ứng dụng này khi đưa vào thực tế sẽ giúp cho các giao dịch giữa công dân, DN và nhà nước thuận tiện và đảm bảo hơn. Ví dụ: người dân có thể kê khai, nộp thuế và chuyển tiền trực tiếp qua mạng, DN có thể xây dựng hệ thống mua bán trực tuyến, đảm bảo việc thanh toán qua hệ thống với chứng thư đã được xác nhận, các DN ở các địa phương cũng có thể ký kết hợp đồng qua mạng thay vì phải gặp nhau trực tiếp như hiện nay... Hiện đã có nhiều bộ, ngành triển khai các dịch vụ công trực tuyến có sử dụng chữ ký số: Tổng cục Thuế, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...
* Để có một chứng thư số thì đăng ký như thế nào ?
- Cá nhân, DN, tổ chức muốn sử dụng dịch vụ này có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ. Sau khi cung cấp các thông tin cần thiết, người sử dụng sẽ được cấp một khóa bí mật để tạo chữ ký số sử dụng trong giao dịch. Đồng thời người sử dụng cũng sẽ được cấp công cụ để chứng thực chữ ký của mình với đối tác. Chữ ký số không giống như chữ ký bình thường ở chỗ mỗi lần ký, người sử dụng sẽ dùng khóa bí mật để tạo chữ ký và mỗi lần ký sẽ là một chữ ký khác nhau (về thuật toán). Dựa vào các công cụ điện tử được cung cấp, các đối tác có thể kiểm tra chứng thư để xác định.
Hiện tại, ngoài chứng thư số cho cơ quan, tổ chức cá nhân, VNPT còn cung cấp các loại chứng thư số cho website và cho chương trình ứng dụng. Cụ thể, các website nếu có chứng thư sẽ giúp người dùng biết website đó có đúng là của chủ sở hữu không, đặc biệt trong trường hợp website bị tấn công, giả mạo, thay đổi thông tin hoặc chèn virus, mã độc.
Tương tự, khi người sử dụng một chương trình ứng dụng nào đó được cung cấp trên mạng, nếu nhà sản xuất ứng dụng đã có chữ ký số ở đó sẽ giúp người sử dụng biết về độ tin cậy của các chương trình ứng dụng này. Nếu các ứng dụng này bị can thiệp, bị hack hoặc thay đổi thì chữ ký sẽ không thể hiện đúng.



(Theo trang chữ ký số)